QUY TRÌNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN TRONG NƯỚC

Quy trình các bước thực hiện lập dự án đầu tư nhà máy trong nước và báo cáo đánh giá tác động môi trường.Các bước thực hiện dự án đầu tư nhà máy và báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ thẩm định

1. Quy trình chi tiết các bước thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong nước.

Du-an-dau-tu-cong-trinh-xay-dung
Thủ tục đầu tư dự án công trình xây dựng

Phần I : Các thủ tục đầu tư xây dựng của một dự án trong nước.

STT

Nội Dung Công Việc Cơ Quan Liên Hệ
Đơn vị Tư vấn Cơ quan có thẩm quyền

Ghi chú

1 Chuẩn bị
Thỏa thuận của địa phương về nơi thực hiện Dự án UBND 
2 Xin chủ trương đầu tư Gửi Sở KHĐT, UBND thành phố QĐ đồng ý chủ trương đầu tư
2.1 Đơn xin lập Dự án đầu tư
2.2 Bản sao ĐKKD hợp lệ
2.3 Phương án đầu tư và sản xuất kinh doanh
3 Lập, phê duyệt dự án đầu tư
3.1 Lập HS Thiết kế cơ sở Tư vấn lập TKCS
3.2 Lập dự án đầu tư Tư vấn lấp DAĐT
3.3 Thỏa thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật Phòng KT&HT, Sở GTCC, sở Xây Dựng
3.4 Thỏa thuận PCCC Sở CS PCCC
3.5 Thỏa thuận cấp điện Điện Lực
3.6 Đánh giá tác động môi trường Tư vấn lập BC Sở TNMT/ Bộ TNMT phê duyệt
3.7 Phê duyệt Dự án đầu tư và thẩm định TKCS Sở Xây dựng
5 Thiết kế bản vẽ thi công
5.1 Thiết kế bản vẽ thi công Tư vấn lập HSTK Căn cứ theo TKCS được thẩm định
5.2 Lập dự tóan Tư vấn Lập dự toán
5.3 Thẩm định Thiết kế và dự toán Sở Xây Dựng
5.4 Thẩm tra thiết kế Tư vấn thẩm tra
6 Triển khai thi công
6.1 Thi công Nhà thầu, TVQLDA, TVGS, TVTK
6.2
Chứng chỉ phù hợp chất lượng Tư vấn
7 Nghiệm thu bàn giao
8 Vận Hành Khai thác

Phần II: Thủ tục pháp lý về đất của một dự án đầu tư trong nước.

STT Nội Dung Công Việc Cơ Quan Liên Hệ
Đơn vị Tư vấn Cơ quan có thẩm quyền Ghi chú

A: Đối với đất CĐT tự bồi thường.

1 Chuẩn bị bồi thường
Đo vẽ bản đồ HTVT, đo vẽ bản đồ tách thửa từng hộ dân Tư vấn đo vẽ
Điều tra đất đai , xác định nguồn gốc pháp lý đất Tư vấn điều tra đất Ban ĐBTGPMB 
Lập phương án đền bù hỗ trợ thiệt hại và tái định cư Hội đồng đền bù, thành phố thông qua
Thẩm định phê duyệt giá bồi thường
2 Công Tác bồi thường
Thương lượng bồi thường với các hộ dân Phối hợp cùng ban BTGPMB
Xác nhận thỏa thuận bồi thường UBND
Xác nhận bồi thường tổng hợp tại địa phương Ban BTGPMB 
3 Thủ tục xin giao đất
Đo vẽ bản đồ HTVT được phê duyệt Tư vấn đo vẽ bản đồ Sở TNMT phê duyệt
Hoàn thiện hồ sơ xin giao đất theo quy định Sở TNMT
Nhận được quyết định giao đất Sở TNMT trình, UBND thành phố ra quyết định.
4 Thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước
– Xác định đất công Sớ Tài chính , Sớ TNMT, Cục Thuế, UBND quận
– Khấu trừ tiền SDĐ
5 Thủ tục xin cấp Giấy CNQSDĐ Sở TNMT, UBND thành phố

B: Thủ tục chuyển nhượng đất.

1 Xin chủ trương
Nộp đơn xin nhận chuyển nhượng đất để thực hiện dự án UBND quận & thành phố, Sở TNMT, Tổ liên ngành
Thực hiện các thủ tục cho đến khi nhận được VB chấp thuận chủ trương
2 Thẩm định giá đất
Tiến hành đo vẽ bản đồ HTVT & trình Sở TNMT phê duyệt Tư vấn đo vẽ bản đồ Sở TNMT phê duyệt
Ký hợp đồng tư vấn thẩm định giá Tư vấn ban hành chứng thư thẩm định giá Sở Tài chính thẩm đỉnh
VB chấp thuận giá trị chuyển nhượng UBND tỉnh ban hành
3 Thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước Sở Tài Chính,Chi cục thuế, Kho bạc NN
4 Thủ tục xin cấp Giấy CNQSDĐ Sở TNMT, UBND thành phố

Quy trình các bước thực hiện lập dự án đầu tư nhà máy và báo cáo đánh giá tác động môi trường

Xem thêm: Dự án vốn đầu tư FDI , Phân tích hiệu quả dự án đầu tư và tài chính

2. Quy trình /Thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án đầu tư trong nước.

quy-trinh-dau-tu-du-an
Quy trình thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Nhóm dự án sản xuất phân bón, phân hóa học: Việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cấp bộ áp dụng đối với dự án có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;

Thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

STT Nội Dung Công Việc Cơ Quan Liên Hệ
Đơn vị Tư vấn Cơ quan có thẩm quyền Ghi chú
I Chuẩn bị hồ sơ
1 Thu thâp bản vẽ
1.1 Xin thông tin về thuyết minh DA đầu tư  Tư vấn lập
1.2 Bản vẽ thiết kế hạ tầng, bản vẽ thoát nước mưa, nước thải  Tư vấn lập
1.3 Bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải  Tư vấn lập
2 Khảo sát hiện trạng dự án
2.1 Lấy mẫu nước mặt, nước thải, mẫu không kh, mẫu đất tại khu vực dự án để phân tích môi trường hiện trạng  Tư vấn khảo sát phân tích mẫu
2.2 Lấy bản vẽ địa hình khu đất…  Tư vấn lập
2.3 Lấy ý kiến cộng đồng về việc đầu tư dự án. UBND phường nơi dự án thực hiện
II Lập báo cáo ĐTM
2.1 Thu thập bản vẽ, khảo sát, xin ý kiến địa phương, thống nhất nội dung báo cáo Tổ tư vấn lập DTM với các nội dung theo TT27/TT-BTNMT
III Trình nộp hồ sơ ĐTM
3.1 Trình nộp hồ sơ ĐTM Đơn vị tư vấn trình nộp Văn phòng 1 cửa BTNMT
IV Bảo vệ hội đồng thẩm định ĐTM – Phê duyệt ĐTM
4.1 Họp hội đồng thẩm định các thành viên trong bộ ban ngành-à cho ý kiến hồ sơ DTM Tư vấn trình bày báo cáo Hội đồng thẩm định ĐTM – BTNMT
4.2 Phê duyệt ĐTM BTNMT

2.1 Đơn vị chủ trì giải quyết:

Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (đối với dự án thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường); cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ thẩm định của các Bộ, ngành khác.

2.2  Thành phần hồ sơ:

– 01 văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện (Mẫu quy định tại Phụ lục 2.1 của Thông tư 27/2015/TT-BTNMT).

– 07 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 07 người, hoặc trong trường hợp cần thiết khác theo yêu cầu của công tác thẩm định, chủ dự án cung cấp thêm báo cáo ĐTM (Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của báo cáo ĐTM thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 2.2 và 2.3 của Thông tư 27/2015/TT-BTNMT).

– 01 bản dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc tài liệu tương đương).

2.3. Mức phí, lệ phí: Quy định tại Thông tư số 218/2010/TT-BTC ngày 29/12/2010 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2.4. Căn cứ pháp luật:

– Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

– Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

+ Thành phần hồ sơ: Quy định tại Điều 6 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT.

+ Thời hạn trả lời tính hợp lệ của hồ sơ: Quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT.

+ Thời hạn thẩm định hồ sơ: Quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

+ Thời hạn phê duyệt hồ sơ: Quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT.

3. Những thủ tục công việc cần thực hiện của đầu tư dự án trong nước sau khi ĐTM được phê duyệt.

– Sau khi ĐTM được phê duyệt các công việc cần thực hiện liên quan đến các hồ sơ môi trường như sau:

– Lập báo cáo xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường ( chi tiết tại mục 4)

– Đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại nếu nhà máy phát sinh 600kg/năm và lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại theo định kỳ theo từng năm. ( chi tiết tại mục 5)

– Xin giấy phép xả thải vào nguồn nước

– Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ 3 tháng/ 1 lần

4. Thủ tục, quy trình xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường

Căn cứ pháp lý quy định lập báo cáo hoàn thành ĐTM

– Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015

– Nghị định 18/2015/NĐ-CP, ban hành ngày 14/02/2015, của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.

– Thông tư 27/2015/TT-BTNMT, ban hành ngày 29/05/2015 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Điều kiện và hồ sơ cần thiết để doanh nghiệp lập báo cáo hoàn thành ĐTM

Để được xác nhậnbáo cáo hoàn thành ĐTM khi kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, Cơ sở phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Cơ sở thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đầy đủ và đúng như đã nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

– Các công trình xử lý môi trường phải đảm bảo đạt đúng quy chuẩn hiện hành.

Hồ sơ cần thiết:

+ Bản chính Công văn đề nghị xác nhận về việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung trước khi dự án đi vào vận hành chính thức: 01 bản;

+ Bản sao y chứng thực Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung: 01 bản;

+ Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được BTNMT phê duyệt

+ Bản sao Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn công các công trình xử lý và bảo vệ môi trường: 01 bản;

+ Bản sao Bộ các chứng chỉ, chứng nhận kết quả phân tích, công nhận, giám định có liên quan: 01 bản;

+ Báo cáo xác nhận công trình bảo vệ môi trường đã được lập theo quy định: 07 bản.

Quy trình thực hiện báo xác nhận công trình bảo vệ môi trường

Báo cáo xác nhận việc hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường, tuân thủ theo quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Lập báo cáo xác nhận công trình bảo vệ môi trường thông qua 7 bước cơ bản: 

– Bước 1: Khảo sát hiện trạng nhà máy trong quá trình đang thực hiện kế hoạch vận hành thử nghiệm. Xem xét máy móc sản xuất, công trình bảo vệ môi trường có khác với ĐTM đã phê duyệt hay không.

– Bước 2: Thu thập các mẫu khí thải, chất thải,… đã xác định từ trước đó sau đó đem phân tích tại phòng thí nghiệm.hoặc kế thừa mẫu phân tích của nhà máy chưa quá 3 tháng.

– Bước 3: Thu nhập bản vẽ hoàn công công trình bảo vệ môi trường theo đúng thực tế nhà máy

– Bước 4:  Lập báo cáo xác nhận công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của nhà máy theo đúng thông tư đã quy định.

– Bước 5: Trình nộp văn phòng 1 cửa BTNMT.

– Bước 7: Họp đoàn kiểm tra công trình bảo vệ môi trường. Thu nhận ý kiến của thành viên đoàn kiểm tra chỉnh sửa hồ sơ, chờ BTNMT xác nhận.

Xem thêm: Quy chuẩn phòng cháy chữa cháy nhà xưởng.

5. Quy trình, thủ tục xin phép tái sử dụng bùn thải để sản xuất phân bón hữu cơ.

Theo Điều 25 của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT – Thông tư về quản lý chất thải nguy hại quy định rằng: Tổ chức, cá nhân chỉ được phép tái sử dụng CTNH phát sinh trong khuôn viên cơ sở phát sinh CTNH của mình và phải đăng ký trong Sổ chủ nguồn thải CTNH.

Vì vậy đối với dự án, cần phải đăng ký trong sổ chủ nguồn thải CTNH là sẽ tái sử dụng bùn thải để sản xuất phân bón hữu cơ, và kèm theo quyết định ĐTM đã phê duyệt của BTNMT xác nhận về nội dung này là đủ điều kiện. Chi tiết đơn đăng ký sẽ được đính kèm file.

 Trình tự thực hiện

* Thành phần hồ sơ:

5.1. Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư 36

5.2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương

5.3. Hồ sơ, giấy tờ đối với trường hợp đăng ký tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH gồm các nội dung cụ thể như sau:

– Bản sao báo cáo ĐTM, kèm theo quyết định phê duyệt của BTNMT;

– Bản sao văn bản chấp thuận phương án tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong trường hợp chưa nằm trong báo cáo ĐTM hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ, giấy tờ tương đương; à nếu trong báo cáo ĐTM đã có nội dung này thì không cần làm văn bản chấp thuận này.

– Văn bản xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối với cơ sở thuộc đối tượng lập báo cáo ĐTM;

– Bản mô tả chi tiết hệ thống, thiết bị hoặc phương án cho việc tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH kèm theo kết quả 03 (ba) lần lấy mẫu, phân tích đạt QCKTMT đối với các hệ thống, thiết bị xử lý và bảo vệ môi trường.

Công ty TNHH tư vấn xây dựng và phát triển Nhà Việt.

Nếu bạn đang tìm tổng thầu thi công xây dựng uy tín, chuyên nghiệp, tận tâm, luôn đảm bảo thi hành đúng tiến độ và chế độ bảo hành. Công ty TNHH tư vấn xây dựng và phát triển Nhà Việt sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn, giải đáp rõ ràng.

+ Tư vấn rõ ràng, chi tiết đưa ra giải pháp tốt.

+ Tối ưu hóa giá thành

+ Thi công chuyên nghiệp, tận tâm, trách nhiệm.

+ Hoàn thiện dự án đúng tiến độ.

+ Chế độ bảo hành sản phẩm sau bàn giao.

Liên hệ số điện thoại tư vấn dịch vụ0912.942.202

Rất hân hạnh được đồng hành cùng các nhà đầu tư !

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về:

Tư vấn đầu tư
Tư vấn thiết kế
Tổng thầu thi công
Chế độ bảo hành bảo trì
Quy chuẩn phòng cháy chữa cháy.
Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng mới nhất 2021.
Quy trình thiết kế nhà xưởng.
Những quy định về định mức chi phí

________________________________________________________

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ VIỆT

Địa Chỉ Đăng Ký: Tây Hạ – Vũ Phúc – TP Thái Bình – Tỉnh Thái Bình
Địa Chỉ Văn Phòng : Quyết Tiến – Tây Sơn – Kiến Xương – Thái Bình.
☎️SĐT : 02273.544.666
☎️Hotline : 0912.942.202
Email: nhaviet.tb@gmail.com
Website: https://nhavietcons.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/nhavietcons.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *